Khi nhắc đến cây cảnh trầu bà thì đây là loại cây khá được nhiều gia đình ưa chuộng bởi chúng không chỉ đẹp mà còn đem lại sự may mắn cho những người trong gia đình.
Nhưng bạn đã biết trầu bà là cây như thế nào chưa và chúng đem lại công dụng gì cho gia chủ. Chính vì vậy hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa của cây trầu bà cũng như cách trồng và ý nghĩa phong thủy của chúng như thế nào ở bài viết dưới đây nhé.
Cây trầu bà là cây gì?
Tóm tắt nội Dung
Cây trầu bà là một loài cây khá quen thuộc với tất cả mọi người, chúng thường được trang trí ở cổng hay hành lang thậm chí là phòng khách của gia đình.
Cây trầu bà hay được gọi bằng cái tên như thạch cam tử, ma quỷ đằng hay hoàng kim và chúng có tên khoa học là Epipremnum Aureum thuộc dòng họ nhà Araceae. Hiện nay cây được lai tạo nhiều và có rất nhiều giống khác nhau nên có nhiều cây có hình dạng và màu sắc hơi khác nhau.
Đặc điểm và công dụng của cây trầu bà
Cây trầu bà có đặc tính và sức sống mãnh liệt, bạn không cần chăm sóc nhiều chúng vẫn mãi một màu xanh tốt và phát triển khỏe mạnh. Bởi đây là đặc tính nổi bậc của những dây trầu. Chúng rất dễ sống mà không cần chăm sóc nhiều.
Trầu bà có thân mềm, lá hình trái tim và thuộc họ dây leo. Mỗi mắt lá chúng đều có khả năng đâm rễ. Đây là loài cây ưa bóng râm, có thể sống khỏe mạnh trong môi trường đất hoặc thủy sinh.
Trầu bà có khá nhiều loại, nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau như: trầu bà đế vương, trầu bà lá xẻ, trầu bà sữa,… nhưng phổ biến là loại trầu bà xanh và trầu bà vàng.
Công dụng của cây trầu bà
Đầu tiên phải nói đến công dụng trang trí bởi chúng luôn xanh tốt và tươi tắn. Chúng giúp không gian mát lành hơn, thoải mái và thư giãn hơn.
Cây trầu bà giúp thanh lọc không khí
Trầu Bà là một loại cây thanh lọc không khí ô nhiễm, nhiều khí độc rất tốt. Cây được các nhà khoa học NASA chọn là loại cây nên để trong phòng để loại bỏ độc hại trong không khí.
Khuyến nghị phòng 10m2 thì nên có 1 đến 2 cây Trầu Bà. Nó sẽ làm trong lành không khí, giúp cho chúng ta thoải mái, thư giãn hơn. Một số loại khí độc, chất độc mà cây có thể hút được đó chính là các khí benzene, bức xạ của các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, thiết bị điện tử.
Trị bệnh thận bằng cây trầu bà
Trong y học cổ truyền Trầu Bà là một thành phần có thể điều chế ra loại thuốc có tác dụng ổ thận, tráng dương. Thuốc còn được đánh giá là rất an toàn và hiệu quả.
Ý nghĩa phong thủy của cây Trầu Bà
Cây có rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp, tuy nhiên từng vị trí và đối với từng ngành nghề công việc thì nó lại có các ý nghĩa riêng biệt.
Đối với người quản lý doanh nghiệp ( giám đốc, trưởng phòng): chúng thể hiện sự uy quyền, sang trọng của địa thể của mình. Thể hiện ý chí vươn lên mãnh liệt để khẳng định bản thân, để phát triển và điều hành doanh nghiệp thật tốt.
Đối với gia đình: Trầu Bà thể hiện sự mang đến tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Đem lại tiền tài, bình yên và giúp gia chủ tránh được các thị phi trong cuộc sống.
Ngoài giá trị làm đẹp và tốt cho sức khỏe, người ta còn quan tâm nhiều đến cây phong thủy theo tuổi để hợp với mệnh của mình. Cây trầu bà xanh tốt, dễ sinh sôi phát triển mà không cần đến sự chăm sóc quá nhiều. Bởi vậy mà cây bonsai này còn mang ý nghĩa là sự sinh sôi, phát triển của thịnh vượng, tiền bạc, may mắn.
Hướng dẫn trồng cây trầu bà
Nhiệt độ môi trường phù hợp cho cây trầu bà
Tốc độ sinh trưởng của loại cây này thuộc vào hàng nhanh. Nhất là khi chúng sống tốt ở trong bóng râm. Chúng phát triển nhanh nhất ở nơi có khí hậu mát mẻ, hút được nhiều nước và có thể làm cây thủy sinh được.
Nhiệt độ lý tưởng để chúng phát triển là từ 15 đến 30 độ C. Loại cây này cũng không chịu được lạnh. Nếu trời lạnh thì bạn cần đảm bảo nhiệt độ lúc nào cũng trên 8 độ nhé!
Đất để trồng cây cũng là loại xốp, thoáng khí nhưng phải giữ được ẩm. Bạn có thể trộn mùn cưa, xơ dừa hay trấu, phân chuồng để có được loại đất này. Hay đất vườn, đất thịt chúng vẫn có thể sống được.
Nhân giống cây trầu bà
Bạn chọn lấy một cành có cả nhánh và mầm rồi mang trồng và chậu cát thô hoặc có đá chân trâu. Bạn tuyệt đối không được cắm cành cây vào trong nước hoặc đất ẩm. Bởi lẽ loại cây này chỉ nhân giống được khi chặn đi sự sinh trưởng mà thôi.
Loại cây này ưa thích ánh nắng nhẹ vào buổi sáng hoặc chút nắng tàn ngày chiều muộn nên bạn có thể dùng đèn huỳnh quang chiếu sáng cho cây là cây vẫn phát triển tốt. Nếu để ngoài trời thì bạn chú ý che đi 70% ánh sáng nhé để lá cây không bị cháy nắng.
Trồng bằng đất
Với phương pháp này bạn cần chọn được loại đất tơi xốp, thoáng khí và có khả năng giữ ẩm, chất dinh dưỡng tốt. Bạn có thể trộn đất trồng với phân chuồng hoai mục hay than củi lâu ngày để có được loại đất này.
Trồng bằng nước (thủy canh)
Với phương pháp thủy canh thì bạn cần rửa sạch rễ cây và đặt vào trong bình hoặc chậu chứa dung dịch trồng cây.
Do đây là giống cây leo nên bạn cần làm giàn hoặc cắm cọc để chúng leo lên. Hoặc không thì cho chúng leo lên thân một cây khác.
Kỹ thuật chăm sóc cây Trầu Bà
Tưới nước cho cây trầu bà
Nếu trồng chúng ngoài trời thì cần mái che. Nếu không chê cây sẽ rất dễ bị vàng hay cháy lá, thậm chí là chết.
Còn nếu là cây thủy sinh thì không được để sát cửa kính vì có ánh nắng gắt chiếu vào. Mỗi tuần bạn nên dành ra 15 tới 30 phút để cho chúng tắm nắng sớm.
Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển là từ 15 đến 30 độ C. Nếu trời lạnh thì bạn cần đảm bảo nhiệt độ lúc nào cũng trên 8 độ.
Do đặc tính ưa ẩm, không chịu được hạn nên bạn cần chú ý tưới nước 1 lần 1 ngày cho chúng. Nhưng chỉ nên tưới vừa đủ để tránh tình trạng ngập úng sẽ khiến cây bị thối rễ.
Nếu là cây thủy sinh thì cần thay nước 1 lần 1 tuần. Mỗi lần càn đổ lượng nước ngập 2/3 rễ cây.
Bạn cũng không cần dùng quá nhiều phân bón cho cây làm gì. Thỉnh thoảng hòa tan một chút phấn bón lá rồi tưới cho cây là được.
Cắt tỉa cây trầu bà thủy canh
Trong chăm sóc cây trầu bà thì mọi việc khá quan trọng chính là cắt tỉa cành lá. Nhất là đối với cây trồng theo phương pháp thủy sinh. Bạn cần chú ý làm theo các bước sau:
- Rửa sạch rễ cây: Việc này giúp rễ cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Bạn cũng có thể dùng vòi để xối rửa và tuyệt đối không dùng tay vò nhé! Vì sẽ làm rễ cây bị đứt.
- Cắt hết những rễ cây bị hỏng, những lá vàng,héo.
- Rửa nhẹ nhàng lá cây và tránh làm dập lá.
- Vệ sinh chậu, bình sạch sẽ khi thực hiện chăm sóc cây xanh.
Đối với loại cây nội thất thì bạn nên cho chúng vào bình có pha chút dung dịch dinh dưỡng thủy canh theo nồng độ phù hợp với lượng nước. Phần nước phải đủ ngập rễ. Đương nhiên cũng không cần đổ quá nhiều dễ khiến rễ cây bị ngạt, và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cây.
Phòng sâu bệnh ở cây Trầu bà
Thích nhất khi trồng loại cây này là rất ít sâu bệnh. Thỉnh thoảng cũng gặp vài trường hợp như thối rễ, ve, rệp,.. nhưng có thể dùng thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật để diệt là được.
Cách xử lý khi cây bị héo
Nếu thấy lá có hiện tượng vàng, héo thì cần phải có biện pháp kịp thời giúp cây hồi phục lại sự sống. Bạn không nên cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì có thể làm cây bị chết.
Trong khi trồng cũng cần hạn chế các tác động mạnh tới cây khi các chức năng của cây chưa ổn định. Thời gian này bạn chỉ cần cắt bỏ lá vàng úa, khô héo là được. Và đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây.
Một số loại cây trầu bà được ưa chuộng
Nếu muốn biết trầu bà có mấy loại, bạn hãy tham khảo các thông tin dưới đây. Những hình ảnh này sẽ giúp bạn hiểu rõ và có thể phân biệt được các loại trầu bà khác nhau.
Cây trầu bà đế vương đỏ
Trầu bà đế vương xanh
Hay còn gọi là cây đế vương xanh có lá màu xanh đậm đặc trưng, xanh tốt quanh năm, dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây trầu bà đế vương xanh hợp với tuổi của người mệnh mộc và mệnh hỏa vì cây này đại diện cho mệnh mộc. Gia chủ tuổi và mệnh này trồng đế vương xanh sẽ chiêu tài lộc, tốt công danh.
Trầu bà đế vương vàng
Cây trầu bà đế vương vàng hợp với tuổi và mệnh của người mệnh thổ và mộc.
Trầu bà vàng
Trầu bà trắng
Trầu bà lá rách/ Trầu bà lỗ
Trên đây là toàn bộ thông tin cũng như kiến thức chăm sóc và trồng cây trầu bà đúng cách mà chúng tôi muốn gửi đến cho các bạn. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho các bạn và có thể chọn được loại trầu bà phù hợp với gia đình mình hơn. Chúc các bạn thành công.