Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lộc Vừng, ý nghĩa phong thủy

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lộc Vừng, ý nghĩa phong thủy

Cây Lộc Vừng là một trong những loại cây cảnh được khá nhiều người chơi cây kiểng ưa chuộng và xuất hiện phổ biến trong khuôn viên sân vườn của nhiều gia đình Việt.

 Cây lộc vừng đẹp không chỉ để trang trí mà còn có ý nghĩa rất tốt về mặt phong thủy và dùng trong chữa bệnh.

Cây Lộc Vừng là gì?

Tóm tắt nội Dung

Lộc vừng có tên gọi khác là cây mưng. Đây là một trong bộ tứ quý cây cảnh phong thủy Sanh – sung – tùng – lộc theo quan niệm của người phương Đông.

Tên khoa học của loài cây này là Baringtoria acutangula Gaertn hay Barrtngtonia Ocutangulag.

Lộc vừng là thuộc loài thân gỗ, rễ khá to, xù xì, nổi những đường ngoằn ngoèo.

 Đường kính thân lớn, trung bình 30 – 40 cm ở cây trưởng thành. Với những cây lộc vừng cổ thụ có tuổi đời cao, thân cây to bằng một vòng ôm của người lớn.

Đặc điểm kỹ thuật chăm sóc cây bonsai lộc vừng

Đặc điểm cây lộc vừng là loại cây thân gỗ nhỏ, có kích thước tùy thuộc vào môi trường cũng như cách chăm sóc cây lộc vừng khác nhau sẽ cho ra các loại lộc vừng có kích thước khác nhau. 

Đường kính thân lên đến 35-40cm nếu trồng trong chậu cảnh hay còn gọi là cây lộc vừng bonsai. 

Nếu trồng ngoài không gian lớn thì có đường kính từ 40cm trở lên. 

Còn cây lộc vừng cổ thụ có thân xù xì, có cành khẳng khui mọc ra, tán lá xum xê, cây lộc vừng lá lớn mặt trên xanh và bóng, mặt dưới có màu xanh trắng và đường gân lá rất rõ.

Cây lộc vừng ra hoa nhỏ, mọc thành chùm dài thành 1 chuỗi giống như pháo giấy ngày tết. Hoa vừng thường có hoa lộc vừng trắng hoặc đỏ với những sợi tua rũ xuống rất đẹp mắt. 

Một số loại khác hoa cây lộc vừng còn có màu vàng mọc ra từ nhánh và lá cây lộc vừng.

Lộc vừng có mấy loại và cách nhận biết

Ý nghĩa hoa lộc vừng là mang lại may mắn mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con người bởi vẻ đẹp kiêu sa, quý phái từ hình dáng đến cành lá.

 Đó cũng là lý do cây cảnh lộc vừng ngày càng chiếm được trái tim của những người yêu cây kiểng.

 Dựa vào tiết diện ngang của quả lộc vừng cùng với màu sắc, cách mọc hoa và hoa lộc vừng nở mùa nào người ta chia lộc vừng đẹp ra thành các loại sau:

Lộc vừng là cây chiếc hay rau vừng

Cây có nguồn từ môi trường sống ngập mặn trên bờ biển, hải đảo nhiệt đới của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

 Ở nước ta, cây này mọc hoang nhiều ở vùng biển Nam Bộ và vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Cây thường được trồng với mục đích trang trí và che bóng mát.

 Lộc vừng hoa đỏ

Lộc vừng đỏ được du nhập từ Pháp, cây có tiết diện ngang của quả có hình tròn, lộc vừng ra hoa màu đỏ và tác dụng cây lộc vừng đỏ rất tốt trong làm dược liệu.

Lộc vừng hoa chùm

Hay còn gọi là Chiếc Chùm, tiết diện ngang của trái lộc vừng có hình tròn, khi ra hoa lộc vừng trắng hoặc hồng, lộc vừng hoa trắng có dạng chùm rất đẹp. 

Ngoài ra, người ta còn dựa vào đặc điểm cây lộc vừng lá nhỏ, cây lộc vừng lá to để dễ dàng phân loại chúng.

Tác dụng của cây lộc vừng

Tác dụng của cây lộc vừng là gì? Cây lộc vừng trị bệnh gì? Tác dụng của lá lộc vừng như thế nào? Theo nghiên cứu thì cây có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau như:

Lộc vừng Chữa chàm

 công dụng cây lộc vừng chữa chàm rất tốt, bạn lấy quả vừng còn xanh, ép lấy nước và bôi lên vết chàm.

Chữa đau răng bằng lộc vừng

 Bạn lấy quả vừng giã nát và ngâm với rượu khoảng 1 tháng. Sau đó, lấy nước ngậm hàng ngày sẽ trị đau răng rất hiệu quả.

Chữa trĩ bằng cây lộc vừng

 Nhiều người hỏi rằng lá cây lộc vừng có ăn được không? Lá lộc vừng có tác dụng gì? 

Lá lộc vừng chữa bệnh trĩ rất tốt, bạn lấy nắm lá lộc vừng rửa sạch, ngâm qua nước muối, vớt ra để ráo.

 Vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn lấy lá lộc vừng nhai nuốt nước và giã đắp vào hậu môn. Sau đó, dùng băng gạc giữ lại khoảng 15 phút rồi tháo ra rửa sạch lại bằng nước.

 Thực hiên liên tục 7-10 ngày nhé.

Giá trị phong thủy cây Lộc Vừng

Xưa kia ở các đình làng, dinh thự hay nhà quan hay trồng cây Lộc Vừng với mong muốn mang lại sự may mắn và tài lộc.

 Tên Lộc Vừng được cho là lộc ứng với phát lộc như vừng mè tuy hạt nhỏ nhưng nhiều, dồi dào và có khả năng sinh sản vô định.

Theo quan niệm dan gian gốc cây Lộc Vừng to vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định khó di chuyển. Tuổi thọ cao của Lộc Vừng mang ý nghĩa trường thọ bách niên giai lão.

Chữ Lộc ứng với tài lộc vừng là nhỏ nhặt nhưng nhiều. Hoa Lộc vừng màu đỏ, tươi sáng tượng trưng cho hỷ sự sung túc, hưng vượng… rất thích hợp để làm quà biếu tặng, tân gia, thăng chức, lễ tết, sinh nhật.

 Mỗi năm lộc vừng chỉ ra hoa một lần và chỉ 10 – 15 ngày là đỏ rực cả cây.

Nhiều người tận dụng thời gian Lộc Vừng nở hoa để phát triển việc làm ăn, đặc biệt là người kinh doanh lớn. 

Họ tin khi Lộc Vừng ra hoa nghĩa là thành công nở rộ, làm việc gì cũng được như ý.

Ý nghĩa phong thủy cây lộc vừng

Ý nghĩa của cây lộc vừng trong phong thủy rất tốt nên được nhiều người yêu thích. 

Trong đó, ý nghĩa cây lộc vừng đỏ là đại diện cho tài lộc và chuyện hỷ sự tốt đẹp.

Vì thế, trồng cây lộc vừng trước nhà hoặc trồng cây lộc vừng trước cửa nhà sẽ đem lại nhiều thịnh vượng, may mắn và tài lộc cho gia đình bạn.

Có nơi đặt vào bộ tứ quý Sanh, Sung, Tùng, Lộc có nơi đặt vào bộ tam đa sinh vật cảnh: vạn tuế ứng với thọ, vừng ứng với Lộc.

Sung ứng với sự sung túc được trồng làm bonsai trong các bể, ang, chậu hay cây cảnh bóng mát nơi nhà ở, sân vườn, bờ ao, đô thị, bệnh viện, trường học, khách sạn…

Theo tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông cây Lộc vừng đẹp từ hình dáng đời thường tới phong thủy. 

Đặc biệt hoa chùm dây đẹp, chuỗi dài từ 6 – 30cm chăm sóc tốt có thể dài tới 70cm rũ xuống nhìn rất thơ mộng dễ tạo dáng thế.

Hoa của cây Lộc Vừng màu đỏ rất đẹp có ý nghĩa thịnh vượng, phát lộc. Trồng cây Lộc Vừng để tài lộc vào nhà như nước vừa để ngắm vừa được ăn và muốn tăng nguồn năng lượng dương cho ngôi nhà.

 Nhiều người trồng 2 – 3 cây bổ thụ hoặc cây cảnh khác để dung hòa nguồn năng lượng ẩn trong cây cũng là kiêng việc không trồng một cây cổ thụ.

 Nên trồng cây Lộc Vừng ở đâu

Nên trồng cây Lộc Vừng ở vị trí thoáng đãng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, ánh sáng để cây phát triển tốt cho hoa đẹp vừa giúp làm đẹp ngôi nhà vừa tăng lưu chuyển năng lượng tốt hấp thu may mắn.

Theo nhiều nhà nghiên cứu phong thủy nếu bố trí nhà ở theo phong thủy và có ý định trồng cây cổ thụ.

Hãy tham khảo các chuyên gia phong thủy xem địa thế, vị trí ngôi nhà và mệnh của gia chủ để xem loại cây gì, màu gì mới phù hợp không nên tự tiện trồng vì có thể làm hỏng phong thủy ngôi nhà.

Làm thế nào cho cây Lộc Vừng ra nhiều hoa

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lộc vừng

Hiện nay, có nhiều cách trồng lộc vừng khác nhau như: trồng cây lộc vừng bonsai đẹp trong chậu nhỏ, trồng lộc vừng trong chậu nước, trồng lộc vừng trong chậu lớn,…

Mỗi kiểu trồng sẽ có cách chăm sóc khác nhau mà bạn cần phải lưu ý. Vậy cây lộc vừng nên trồng ở đâu tốt nhất?

Cách chăm cây lộc vừng

Cây lộc vừng có bộ rễ bán thủy sinh, phát triển tốt ở nơi nước lợ.

 Đất trồng cây hoa lộc vừng tốt nhất là đất màu trộn thêm trấu xỉ than lò gạch đập nhỏ và ít phân chuồng hoai mục.

 Sau khi trồng xong bạn giữ ẩm để cây ra rễ mới.

Khi cây phát triển mạnh thì bạn tưới nước thoải mái, nhưng nếu đầu rễ bị ngập trong nước không thoát nước được sẽ gây thối, chết dần từ đầu rễ vào, làm cây héo rũ.

 Nếu trồng lộc vừng trong ang, bể, hay cách trồng cây lộc vừng trong chậu thì bạn phải xếp gạch hoặc đá quanh bầu, thường xuyên giữ ẩm.

Khi bộ rễ phát triển mạnh bao quanh bầu đất, bò ra ngoài gạch đá thì bạn bỏ gạch đá ra, bịt lỗ thoát lại, ngâm cho bầu rễ trong nước thoải mái mà cây vẫn phát triển tốt và ra hoa đúng mùa.

 Kỹ thuật chăm sóc cây lộc vừng mới bứng

Khi bứng lộc vừng từ chỗ này sang chỗ khác thì bạn cần phải biết cách bứng cây lộc vừng thì cây mới sống và phát triển tốt được.

 Trước khi bứng bạn cần phải chú ý đến hướng cây mọc để trồng và cách chăm sóc cây lộc vừng mới bứng đúng cách và không làm xốn trộn nhu cầu của cây.

Cách trồng cây lộc vừng mới bứng là bạn cắt hết đọt non, lá non, cắt qua khỏi cành tẻ.

Lưu ý, cắt thật ngọt để không làm dập thân cây. Sau đó, nên trồng cây ở đất có khả năng thoát nước tốt để không bị úng cây.

 Cách chăm sóc cây lộc vừng mới trồng là nên tưới nước vừa đủ, không quá ướt cũng không quá khô để cây có điều kiện phát triển tốt nhất.

Cách chăm cây lộc vừng ra hoa

Cách trồng cây lộc vừng không khó nếu bạn biết cách áp dụng kỹ thuật trồng đúng phương pháp. 

Bởi giai đoạn trồng sẽ quyết định đến 80% mức độ sinh trưởng và phát triển của cây.

 Cộng với kỹ thuật trồng cây lộc vừng ra hoa khoa học thì hoa sẽ đẹp như mong muốn của bạn.

Để chăm sóc cây lộc vừng ra hoa bạn cần phải tưới nước 1 ngày 2 lần để giữ ẩm vừa phải giúp cây ra rễ mới.

Đặc tính của lộc vừng cảnh là không cần bón phân vì chúng có sức sống cực mạnh, nhưng để nhánh phát triển đồng đều thì bạn nên bón chút phân đạm định kỳ vài tháng 1 lần nhé.

Mùa hoa lộc vừng thường bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 9 âm lịch.

 Vào mùa hoa nở liên tục, hết đợt này đến đợt khác, suốt mấy tháng liền. Hoa kết thành những sợi dây đỏ dài óng màu sắc đỏ.

Ngoài ra, nếu cây lộc vừng không ra hoa hoặc ra hoa chậm bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh lộc vừng ra hoa theo ý muốn của mình.

 Có 2 cách chăm sóc cây lộc vừng ra hoa là bạn làm cho cây sinh trưởng trong điều kiện ngập nước và cách thứ hai là siết nước tưới kết hợp lặt bỏ lá cây.

 Nhưng bạn cần phải chú ý đến sự sinh trưởng và phát triển để tránh làm ảnh hưởng đến cây lộc vừng của bạn.

Cách chiết cành lộc vừng

Cách nhân giống cây lộc vừng thường được áp dụng nhất là chiết cành.

 Cách chiết cành cây lộc vừng phù hợp nhất là nên thực hiện vào khoảng tháng 5-6 dương lịch khi đã chuyển sang dạng cành bánh tẻ. 

Về cách chiết cây lộc vừng bạn nên chọn những cành giữa thân, vỏ dày, dồi dào nhựa sống, sức đề kháng cao để tránh cây lộc vừng bị sâu bệnh tấn công.

Tiếp theo, bạn tiến hành khoanh bóc vỏ, cạo sạch tơ, để ráo nhựa sau 7-10 ngày để hình thành mô sẹo kích thích tái sinh rễ mới.

 Bạn buộc bầu bằng bùn ao đã khuấy kỹ nhào trộn nhuyễn với rơm, trấu, rễ bèo tây đủ ẩm và không bị rời rạc khi ấp vào nơi chiết.

 Bọc giấy nilon trong và dai để kiểm tra và không mất nước ở bầu đất. 

Với kỹ thuật chiết cành này chỉ sau 2-3 tháng là bạn sẽ thấy rễ cây lan ra ngoài bạn cần bó lần thứ 2 cho chắc chắn, kích thích rễ thứ cấp ra từ rễ sơ cấp, mang lông hút đủ khả năng nuôi cành chiết tự lập thì bạn có thể cắt cành ra đem trồng.

Ngoài kỹ thuật chiết cành thì bạn có thể nhân giống bằng cách giâm cành cây lộc vừng, với cách trồng cây lộc vừng bằng cành cũng mang khả năng sống cao cho cây con.

Cách trồng phôi bonsai lộc vừng

Mua lộc vừng ở đâu?

Mua cây lộc vừng ở đâu? Cây lộc vừng giá bao nhiêu? ở đâu bán cây lộc vừng? hay ở đâu bán cây lộc vừng giống? ở đâu bán cây lộc vừng bonsai? 

Là những câu hỏi mà nhiều người băn khoăn nhất. 

Hiện nay, không khó để bạn tìm được địa chỉ bán lộc vừng cho bạn lựa chọn được từ cây lộc vừng bonsai đến cây lộc vừng cỡ lớn hay cây cổ thụ theo ý thích của mình.

Hoặc bạn cũng có thể chọn mua theo hình thức online, hiện có rất nhiều trang chuyên bán lộc vừng, họ sẽ cung cấp đầy đủ hình ảnh cây lộc vừng, hình ảnh hoa lộc vừng cùng giá cả từng cây cho bạn dễ dàng lựa chọn.

Khi nhắc đến lộc vừng chúng ta không chỉ liên tưởng đến những chậu lộc vừng bonsai mini mà trong thơ ca còn có những bài thơ.

Về hoa lộc vừng như “Mùa hoa lộc vừng, hoa lộc vừng, ngắm hoa lộc vừng,…”. Thơ về hoa lộc vừng cũng say đắm lòng người như những ai yêu thích cây kiểng lộc vừng vậy.

Chúng tôi chuyên bán các loại cây lộc vừng như: bán cây lộc vừng cổ thụ, chậu lộc vừng mini, bonsai lộc vừng,…

Giá cả phải chăng. Ngoài ra, chúng tôi còn tư vấn cho bạn cách trồng lộc vừng ra hoa, cách uốn cây lộc vừng, cách uốn tỉa cây lộc vừng,…cho bạn có kiến thức chăm sóc những chậu hoa lộc vừng của mình nhé.

Lộc vừng là loại cây mang đến nhiều ý nghĩa về may mắn và sự thịnh vượng. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp những người đam mê cây bonsai lộc vừng sẽ có những kiến thức cớ bản và kỹ thuật chăm sóc cây đúng cách.

 

No Responses

Show all responses

Write a response